Địa chỉ: 21D Gò Dầu, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM Hotline: 0931776089 Mở cửa: 7:30 - 20:00 (T2 - CN)
Tin tức & sự kiện
LOÀI MỐI & CÁCH PHÒNG CHỐNG MỐI HIỆU QUẢ

      

I. Giới thiệu về loài Mối:

Mối có tên tiếng anh Termite là nhóm côn trùng có họ hàng gần với gián. Mối có tính xã hội cao, đàn mối được tổ chức như một mô hình xã hội thu nhỏ và các cá thể được phân công vai trò rất rõ ràng.

Trên thế giới có hơn 2.700 loài mối, riêng ở Việt Nam thường thấy nhất là mối đất (Coptotermes gestroi), mối gỗ ẩm (Coptotermes formosanus),... Nguồn thức ăn chính của chúng là chất cellulose trong gỗ. Vì thế, loài mối được xem là kẻ thù số 1 đối với các công trình xây dựng và các vật dụng làm bằng gỗ quan trọng đối với con người.

 

 

II. Tổ chức xã hội của loài Mối:

Mối chúa và Mối vua: có nhiệm vụ sinh sản và duy trì nối giống cho đàn mối. Ban đầu là mối cánh, chúng rời khỏi đàn và bay đi. Gặp môi trường thích hợp chúng sẽ kết đôi và hình thành nên một đàn mối mới. Mối chúa có thể sống tới 25 năm, sau khi trưởng thành mối ngày có thể đẻ ra 8.000 – 10.000 trứng. Mối vua và mối chúa được đàn bảo vệ ở nơi an toàn nhất trong tổ mối nên rất khó để tìm ra và tiêu diệt.

Mối thợ: chiếm 80-85% số lượng cá thể trong đàn. Mối thợ được mệnh danh là các công nhân chăm chỉ, chúng làm mọi việc (trừ bảo vệ và sinh sản) như: cho ăn, nuôi con non, làm vệ sinh tổ và tìm kiếm thức ăn. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn chúng xây dựng các đường hầm mui bằng đất để tiếp cận nguồn thức ăn. Khi làm công việc của mình chúng phá hoại và gây thiệt hại đến công trình xây dựng, vật dụng.

Mối lính: chỉ chiếm khoảng 10% số lượng cá thể, nhiệm vụ chính là bảo vệ các thành viên của đàn tránh khỏi sự tấn công từ bên ngoài. Mối lính có kích thước lớn, mạnh mẽ, chúng được trang bị bộ hàm lớn có thể chiến đấu chống lại bất kỳ kẻ thù nào. Ngoài ra, một số con còn có tuyến hàm, tiết dịch nhũ trắng, khi bị tấn công chúng có thể phun chất dịch gây mê kẻ địch.

Mối cánh: là thế hệ mối chúa và mối vua tương lai. Vào đầu mùa mưa (thường tháng 4 đến tháng 6 hằng năm), mối cánh dài trưởng thành từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò. Mối đực tìm mối cái để giao phối, gặp môi trường thích hợp chúng sẽ hình thành tổ, đẻ trứng và hình thành nên một tổ mối mới. Chỉ sau 2 – 3 tháng một đàn mối sẽ được hình thành hoàn chỉnh, đây được xem là thời điểm vàng để phòng và trừ mối.

 ♦  Vòng đời loài mối:

 

 

♦   Các loài Mối thường gặp:

Mối đất (Coptotermes gestroi): là loài mối phổ biến nhất ở Việt Nam. Một tổ mối có thể chứa hàng triệu cá thể và có sức tàn phá vô cùng lớn. Chúng thường làm tổ ở dưới lòng đất nên rất khó để phát hiện. Mối thường gây hại các kết cấu chứa gỗ tiếp xúc với mặt đất. Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm thức ăn mối đất sẽ phá hỏng mọi vật cản chắn đường đi của chúng ví dụ như vật liệu cách nhiệt, bê tông, kim loại...

 

 

   Mối gỗ ẩm (Coptotermes formosanus): thường tìm thấy ở vùng đất ẩm ướt, gần nguồn nước, trong các kết cấu nối bằng gỗ. Mỗi tổ thường có 1-3 triệu cá thể (cá biệt vài chục triệu), nằm sau trong lòng đất, tầm hoạt động với bán kính hơn 100m, tiêu thụ lên đến 400g gỗ/ ngày, đây là mối có sức tàn phá vô cùng lớn và có thể gây thiệt hại cho công trình trong vài tháng. Đặc biệt, mối gỗ ẩm tấn công một cách âm thầm, gây hại ngầm trong các công trình, các vật liệu gỗ ở nền nhà, khe tường, bàn ghế, tủ gỗ, bếp âm tường, sách vở,...khi đã phát hiện các vật dụng đã rỗng ruột chỉ còn lại lớp vỏ.

 

 

III. Mối gây ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?

Thức ăn chính của chúng là cellulose trong gỗ nên chúng thường xâm nhập và gây hại đối với các công trình xây dựng, đồ nội thất và các tài liệu thư viện quý giá. Sức ăn của loài mối có thể tàn phá nhà cửa, đê điều, cầu cống, cơ quan, trường học, bệnh viện, khách sạn, kho tàn,...

 

 

IV. Các phương pháp phòng chống và kiểm soát Mối hiệu quả:

Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Cách tốt nhất là nên phòng chống mối trước khi xâm nhập, hoặc nếu đã phát hiện có mối xâm nhập thì phải tìm cách tiêu diệt cả hệ thống tổ mối, với mục đích quan trọng nhất là phải diệt được mối chúa. Nhưng việc phát hiện được tổ mối và tiêu diệt được cả đàn là không hề đơn giản vì mối thường làm tổ ở sâu trong lòng đất và có thể cách nơi phát hiện hàng chục mét.

  • Các phương pháp phòng chống mối phổ biến hiện nay:

a)     Phòng chống mối bằng hóa chất: đây là phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn mối xâm nhập tấn công công trình và giúp bảo vệ công trình lâu dài. Có 2 loại thuốc diệt mối dành cho công trình: thuốc diệt mối chết chậm và thuốc diệt mối xua đuổi.

Thuốc diệt mối chết chậm: thuốc không có mùi, mối không thể phát hiện vùng đã xử lý thuốc. Trong quá trình mối thợ đi tìm thức ăn đi qua vùng xử lý thuốc, bị nhiễm thuốc và tiếp tục quay về đàn lây nhiễm cho các con khác thông qua các hoạt động chải chuốc, cho ăn, vệ sinh tổ,...Sau một thời gian, tổ mối bị tiêu diệt.

Thuốc diệt mối xua đuổi: thuốc có mùi giúp xua đuổi mối, các con mối vô tình tiếp xúc vùng đã xử lý thuốc sẽ lập tức bị tiêu diệt mà không thể quay về tổ. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nền móng các cấu trúc có thể bị nứt, tạo rãnh và có thể xuất hiện những khoảng trống làm cho hàng rào bảo vệ không còn liên tục. Mối sẽ lợi dụng khoảng trống này để đào hầm đi qua an toàn và tránh được những vùng đất được xử lý thuốc trước đó.

b)     Bả mối: thành phần của bả bao gồm thức ăn hấp dẫn mối và hóa chất diệt mối có tác dụng chậm. Mối thợ sẽ tìm đến bả ăn và đem về tổ gây chết cả đàn. Lưu ý của phương pháp này là người thực hiện phải có kỹ thuật chuyên môn cao để xác định đường đi của mối, thời gian đánh bả kéo dài, số lượng bả càng lớn thì hiệu quả càng cao.

 

 

 

V. Liên hệ Phòng chống Mối:

Thuận Phát Pest Control luôn có những chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát hiện và phòng chống mối hiệu quả.

Liên hệ cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu về Phòng chống Mối. Hotline: 093.177.6089

Thuận Phát Pest Control, chuyên cung cấp các hóa chất, dịch vụ xử lý côn trùng và sinh vật gây hại.


♦  Nguồn tham khảo:

  1. Wikipedia (2024). Tìm hiểu về loài mối.
  2. Viện Sốt Rét – Ký Sinh – Côn trùng TP. HCM (2024). Mối và phương pháp phòng trừ mối.
  3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2009). Bảo vệ công trình xây dựng – diệt và phòng mối cho công trình xây dựng đang sử dụng.
  4. Bộ Y tế (2018). Danh mục hóa chất , chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước.
  5. HOP TRI Investment Corporation (2023). Cẩm nang trừ mối cho các nhà thầu chuyên nghiệp.

 

 

đăng ký nhận thông tin

Hãy đăng ký để nhận thông tin khuyến mãi mới nhất từ chúng tôi

Hotline: 0931776089
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0931776089 SMS: 0931776089

Diệt mối tận gốc HCM

Phòng mối công trình

Thuốc diệt mối