Địa chỉ: 21D Gò Dầu, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP. HCM Hotline: 0931776089 Mở cửa: 7:30 - 20:00 (T2 - CN)
Tin tức & sự kiện
NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN NGƯỜI

 

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, hiện nay người dân cần thận trọng vì đang trong giai đoạn chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, nhất là virus cúm gia cầm H5N1, H7N9 và H9N2. Từ tháng 3/2024 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm gia cầm ở người, trong đó 1 trường hợp tử vong. Cúm gia cầm A/H5N1 là chủng cúm có độc lực cao, 50% số ca mắc tử vong, rất nguy hiểm. Đặc biệt, đầu tháng 4/2024, Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên.

 

 

Sau hơn 8 năm không ghi nhận ca mắc cúm gia cầm trên người, (từ năm 2022 đến nay), Việt Nam ghi nhận 2 ca mắc mới, trong đó có 1 ca tử vong do cúm gia cầm là sinh viên 21 tuổi Trường Đại học Nha Trang. Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, dịch cúm A/H5N1 ghi nhận lần đầu vào năm 2003, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Có nhiều làn sóng dịch, cao điểm nhất là năm 2004-2009 ghi nhận 112 trường hợp, trong đó có 57 ca tử vong. Tích lũy đến nay, Việt Nam ghi nhận 129 ca bệnh và 65 ca tử vong (~50%).

 

 

Vào đầu tháng 4/2024, Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm gia cầm A/H9N2 đầu tiên là bệnh nhân 38 tuổi, trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ năm 2015 đến nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A/H9N2, trong đó 96 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc và 2 trường hợp ở Campuchia. Tại Campuchia, năm 2023 có 6 người bị nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N1 (trong đó có 4 ca tử vong). Từ đầu năm 2024 đến nay, Campuchia tiếp tục có 5 người nhiễm cúm gia cầm A/H5N1 (trong đó có 1 ca tử vong) tại một số tỉnh biên giới giáp với Việt Nam.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiếp xúc với virus cúm gia cầm có thể dẫn đến nhiễm trùng từ các triệu chứng nhẹ giống như cúm hoặc viêm mắt đến bệnh hô hấp cấp tính nặng hoặc tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào loại virus gây nhiễm trùng và đặc điểm của người nhiễm bệnh. Hiện tại trên thế giới, ở một số nước virus cúm gia cầm còn được ghi nhận trên động vật là H5N1, H5N6, H5N8, H7N9, H9N2.

 

 

PGS.TS Trần Đắc Phu nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết: cúm A/H5N1 triệu chứng trên người thường nặng hơn cúm mùa và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hoặc ăn thịt gia cầm nấu chưa kỹ… Những đợt dịch cúm A/H5N1 trước đây lây truyền sang người khiến nhiều người bệnh gặp biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi cấp tính, tổn thương đa tạng, phải thở máy… thậm chí là tử vong. Dịch cúm A/H5N1 có thể lan truyền thành dịch trong cộng đồng. Vì thế, mọi người cần chủ động ngăn ngừa nguy cơ mắc phải bệnh lý này. 

Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như:

  • Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.
  • Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
  • Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  • Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.
  • Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
  • Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy.

​Trước nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người, Thuận Phát Pest Control đang triển khai các dịch vụ khử trùng văn phòng, công ty, chung cư, kho bãi, trường học, bệnh viện,… nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và các tổ chức cộng đồng trong công tác chủ động phòng chống dịch.

Liên hệ với Thuận Phát Pest Control: 0931.776.089

 

 

* Nguồn tham khảo:

1. Báo VTV (2024)Nguy cơ dịch cúm gia cầm nghiêm trọng hơn COVID-19

2. Báo Công an nhân dân (2024)Nỗi lo bùng phát bệnh cúm gia cầm trên người

3. Báo lao động (2024)Bộ Y tế nói về cúm A/H9 trên người

4. Báo VnEconomy (2024)Bộ Y tế nói về cúm A/H9 trên người

5. Báo Chính phủ (2024)Nguy cơ dịch cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế lưu ý các địa phương

 

đăng ký nhận thông tin

Hãy đăng ký để nhận thông tin khuyến mãi mới nhất từ chúng tôi

Hotline: 0931776089
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0931776089 SMS: 0931776089

HOẠT ĐỘNG KHỬ TRÙNG, DIỆT KHUẨN

HOẠT ĐỘNG KHỬ TRÙNG, DIỆT KHUẨN

HOẠT ĐỘNG KHỬ TRÙNG, DIỆT KHUẨN